Tạo các rãnh trên tường để đi các đường ống điện, nước, cáp thông tin là công việc thường thấy trong các công trình từ dân dụng cho đến các công trình xây dựng lớn. Nhưng chọn loại máy móc, công cụ nào để có được hiệu quả tốt nhất với chi phí tốt nhất là việc không hề đơn giản.
Để tìm ra lời giải cho vấn đề này thì việc đầu tiên là phải trả lời được 3 câu hỏi:
1. Khối lượng công việc ?
Khối lượng công việc sẽ tỷ lệ với thu nhập của bản. Khối lượng công việc càng nhiều thì bạn càng có nhiều thu nhập, doanh thu càng nhiều thì bạn càng có nhiều lãi. Vậy để biết mình có bao nhiêu lãi thì bạn phải làm một phép tính sau:
Lãi = doanh thu – chi phí
Doanh thu là tổng số tiền bạn thu được khi hoàn thành khối lượng công việc.
Chi phí là tất cả những khoản tiền mà bạn cần phải bỏ ra để hoàn thành khối lượng công việc. chi phí sẽ bao gồm:
- Chi phí đầu tư trang thiết bị cho công việc.
- Chi phí nhân công.
- Chi phí cơ hội.
- Phân bổ chi phí khấu hao.
Bạn sẽ đồng ý làm công việc đó khi nó cho bạn một khoản lãi phù hợp … và đương nhiên là phải trong một khoản thời gian phù hợp.
Khối lượng công việc càng nhiều thì càng phải có giải pháp hiệu quả hơn và cũng có nghĩa là bạn cần phải có sự trợ giúp của máy móc hơn là tay chân.
2. Loại vật liệu mà bạn phải tạo rãnh lên nó ?
Loại vật liệu mà bạn phải tạo rãnh sẽ cho bạn biết bạn phải dùng phương pháp nào để thi công. Với vật liệu mềm xốp như gạch ống bạn có thể dùng bất cứ phương pháp nào để tạo rãnh. Với các vật liệu cứng hơn, khó thi công hơn bạn phải chọn phương pháp thi công khác để mang lại hiệu quả cao hơn:
- Đục:
+ Dùng búa và đục.
+ Dùng máy đục.
- Cắt rãnh rồi đục:
+ Dùng máy cắt rãnh rồi đục.
- Phay rãnh:
+ Phay một đường rãnh đúng theo yêu cầu.
3. Tính chất công việc đó ?
Tính chất thường xuyên của công việc sẽ cho bạn biết thời gian bạn sử dụng nó. Nếu bạn thường xuyên phải làm công việc, công việc đó chiếm tỷ trong lớn trong các công việc của bạn thì bạn cần một giải pháp giúp bạn làm được nhiều hơn, mất ít thời gian hơn, năng suất cao hơn.
Nếu công việc đó chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ và không thường xuyên phải làm thì bạn không cần một giải pháp hiệu suất cao cho nó làm gì, hãy tập trung cho những công việc khác có tỷ trọng và mật độ cao hơn.
Các bạn có thể sử dụng 3 bảng tra cứu sau để xác định được phương pháp thi công có hiệu quả tốt nhất, phù hợp nhất với công việc và khả năng sử dụng cũng như tài chính của mình.
Chọn phương pháp thi công
|
Khối lượng công việc
|
Ít
|
Khá nhiều
|
Nhiều
|
Tính chất vật liệu
|
Mềm
|
Đục tay
|
Đục máy
|
Phay rãnh
|
Trung bình
|
Đục máy
|
Phay rãnh hoặc Cắt rãnh rồi đục
|
Phay rãnh hoặc Cắt rãnh rồi đục
|
Cứng
|
Cắt rãnh rồi đục.
|
Cắt rãnh rồi đục.
|
Cắt rãnh rồi đục.
|
- Vật liệu mềm: gạch ống, một số loại bê tông mềm.
- Vật liệu trung bình: Gạch đinh, gạch 2 lỗ nung vừa, gạch không nung, tường tô xi măng.
- Vật liệu cứng: gạch đinh nung già, bê tông.
|
BẢNG SO SÁNH TỐC ĐỘ GIỮA CÁC PHƯƠNG PHÁP
|
Phương pháp
|
Máy móc
|
Chi phí đầu tư
|
Tốc độ trên vật liệu
|
Mềm
|
TBình
|
Cứng
|
Đục tay
|
Búa + đục
|
Rất thấp (100,000)
|
1
|
1
|
Không
|
Đục máy
|
Máy đục
|
(khoảng 5 – 8tr)
|
4
|
5
|
Không
|
Cắt rãnh rồi đục
|
Máy cắt 1 lưỡi + máy đục
|
Trung bình (khoảng 10 – 15tr)
|
2
|
3
|
1
|
Phay rãnh
|
Máy phay rãnh
|
Cao (khoảng 25 – 35tr)
|
7
|
7
|
Không
|
Cắt rãnh rồi đục
|
Máy cắt 2 lưỡi + máy đục
|
Cao (khoảng 20 – 25tr)
|
3
|
4
|
2.5
|
- Tốc độ là so sánh với phương pháp thi công bằng đục tay. Ví dụ phương pháp đục máy máy trên vật liệu mềm nhanh hơn đục tay 4 lần.
- Kết quả so sánh mang tính tương đối nhằm cung cấp cho người xem khả năng làm việc hữu ích của phương pháp trên các loại vật liệu.
|
BẢNG PHÂN TÍCH ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP
|
Thông số
|
Đục tay
|
Đục máy
|
Máy cắt 1 lưỡi + máy đục
|
Máy phay rãnh
|
Máy cắt 2 rãnh + máy đục
|
Vật liệu
|
Mềm
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
TBình
|
-
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Cứng
|
-
|
-
|
x
|
-
|
x
|
Tốc độ thi công
|
Thấp
|
Trung bình
|
Trung bình
|
Cao trên vật liệu mềm
|
Trung bình
|
Chi phí đầu tư
|
Rất thấp
|
5 – 7 tr
|
10 – 15tr
|
25 – 35tr
|
20 – 25tr
|
Tạo bụi
|
Trung bình
|
Trung bình
|
Nhiều
|
Rất ít
|
Khá nhiều
|
Tạo rãnh
|
Cạn, nhỏ, không đều
|
Không đều
|
Khá Đẹp, khá đều
|
Đẹp, đều, tạo rãnh cong
|
Đẹp, đều
|
Phù hợp khi thi công
|
Sửa chữa nhỏ
|
Thi công nhỏ, dịch vụ sửa chữa
|
Thi công cỡ vừa, chủ yếu cho nhà ở
|
Công trình lớn, building, khu căn hộ
|
Công trình lớn, building, khu căn hộ
|
- Ký hiệu x có nghĩa là sử dụng được.
- Ký hiệu - có nghĩa là không dùng được
|
Một số nhận xét chung:
Không có phương pháp nào tạo rãnh mà không sinh ra bụi, chỉ là ít hay nhiều mà thôi. Do đó việc quảng bá các loại máy thi công tạo rãnh mà không sinh ra bụi là hoàn toàn sai sự thật. Bụi này sinh ra trong quá trình phá vỡ vật liệu và do va chạm của những mảnh vật liệu mà ra.
Hiện nay không có loại máy móc nào đạt hiệu quả tối ưu trên tất cả các loại vật liệu mà chỉ là có thể làm được trên nhiều loại vật liệu. Và đây là một lối mòn suy nghĩ khi chọn loại máy đa năng làm được tất cả. Trong trường hợp cần phải đầu tư thì việc cân nhắc các yếu tô về tỷ trọng công việc và hiệu quả của từng loại máy chuyên biệt sẽ cho ra được phân tích đúng đắn:
- Tỷ lệ thi công trên mỗi loại vật liệu.
- Tốc độ thi công của loại máy chuyên dụng.
- Đầu tư cho một dự án và khấu hao hết trong dự án hay sử dụng cho nhiều dự án.
- Đừng lún sâu vào suy nghĩ về một loái máy đa dụng làm tốt cho tất cả trường hợp
- Ví dụ: 80% công việc của bạn làm việc với vật liệu mềm, 20% trên vật liệu cứng. tốc độ làm việc trên vật liệu cứng của máy chuyên dung cao gấp 2 lần máy đa dụng. Thì bạn nên nghĩ đến việc mua 1 chiếc máy làm việc chuyên dụng trên vật liệu mềm. Phần việc trên vật liệu cứng bạn có thể đầu tư máy hoặc thuê thầu lại để tiết kiệm chi phí đầu tư của mình mà vẫn có một khoản lợi nhuận chấp nhận được.
Hiện nay các loại máy cắt rãnh 1 lưỡi được dùng khá phổ biến nhưng phần nhiều là dùng loại máy không chuyên dụng. Đa phần hiện nay đang sử dụng là máy mài góc cầm tay (angle grinder). Loại máy này không thiết kế chuyên dụng nên có một số nhược điểm sau:
- Moment xoắn của máy không lớn nên khi gặp vật liệu cứng có thể bị hóc, xóc.
- Nắp che bụi hoàn toàn không chuẩn nên sinh ra rất nhiều bụi, gây hại cho sức khỏe người sử dụng và bẩn khu vực thi công.
- Máy không có thiết kế che chắn bụi bay vào trong rotor nên khả năng bụi và các mảnh vỡ nhỏ bay trong trong lòng động cơ gây hỏng động cơ.
- Loại máy này không nên dùng cho những công trình, nhà cửa đã hoàn thiện.
Với các máy cắt rãnh 2 lưỡi thì hiện nay gần như 100% người sử dụng không dùng đế tính năng liên kết với máy hút bụi. Ngay trên máy có một lỗ để kết nối với máy hút bụi giúp giảm thiểu lượng bụi sinh ra rất nhiều, nhờ đó mà khu vực thi công sạch sẽ hơn, phù hợp hơn với thi công trong công trình đã hoàn thiện.
|